Tùy theo từng phiên bản, lưới tản nhiệt sẽ có dạng tổ ong màu đen đi kèm điểm nhấn gạch ngang màu đỏ hoặc được che đậy gần như kín tương tự như một chiếc xe điện, phần che đậy này cũng được tùy biến màu sắc gồm đen, trắng hoặc cùng với màu của thân xe.
Ngoài sự thay đổi ở phần lưới tản nhiệt, khu vực cản trước của Mazda 2 2023 cũng được tinh chỉnh để kết hợp với lưới tản nhiệt tạo thành hình chữ X, logo Mazda được làm dạng kính tích hợp cảm biến radar. La-zăng của mẫu xe mới có 3 tùy chọn kiểu dáng: hợp kim nhôm, 2 tông màu phay bong và sơn cùng màu với thân xe, kèm với đó là 2 tùy chọn về kích thước gồm 15 inch và 16 inch.
Khu vực cản sau của Mazda 2 mới cũng có thêm điểm nhấn màu đỏ bắt chước với chi tiết trên lưới tản nhiệt nhưng sự thay đổi này quá nhỏ để khiến mọi người xung quanh nhận ra điều này.
Ở phiên bản nâng cấp mới, Mazda 2 bỏ đi màu sơn Đỏ Artisan nhưng bổ sung thêm 2 màu sơn mới là Xanh dương Airstream và Xám Aero cũng như tùy chọn nóc xe sơn đen bóng.
Bên trong, những thay đổi dành cho Mazda 2 2023 trở nên rõ ràng hơn một chút so với những thay đổi được thực hiện ở bên ngoài. Các tấm ốp trang trí ở khu vực bảng điều khiển trung tâm có tới 4 tùy chọn gồm: Xanh, Đen, Trắng và Da lộn viền chỉ Đỏ.
Về tiện nghi, Mazda 2 2023 sẽ có màn hình giải trí trung tâm lớn hơn với kích thước 8 inch nhưng vẫn sử dụng giao diện MZD Connect cũ, bổ sung hệ thống kết nối Android Auto và Apple CarPlay, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng, sấy vô lăng, sấy ghế...
Tại thị trường Nhật Bản, Mazda 2 2023 có 2 sự lựa chọn về động cơ gồm Skyactiv-G 1.5L công suất 107 mã lực, mô-men xoắn 142 Nm và Skyactiv-D 1.5L công suất 103 mã lực, mô-men xoắn 250 Nm, đồng thời có cả tùy chọn dẫn động bánh trước và dẫn động 4 bánh.
Giá bán của Mazda 2 2023 tại Nhật Bản dao động từ 1,529 - 2,541 triệu Yên (khoảng 275 - 457 triệu đồng). Dự đoán phiên bản mới này của Mazda 2 cũng sẽ sớm có mặt tại Việt Nam trong năm nay.
Tại Việt Nam, Mazda 2 đang được phân phối dưới 2 biến thể sedan và hatchback, trong đó biến thể hatchback của Mazda 2 cạnh tranh với tương đối ít đối thủ, chỉ có Toyota Yaris và Suzuki Swift.
Trong khi biến thể sedan của Mazda 2 lại phải cạnh tranh với nhiều đối thủ nặng ký thuộc phân khúc sedan cỡ B như Toyota Vios, Hyundai Accent, Nissan Almera, Honda City và Mitsubishi Attrage. Trong năm 2022, doanh số bán hàng của Mazda 2 khá khiêm tốn, chỉ đạt 3.904 xe.
Ngô Minh
Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thay vì bật xi-nhan, tài xế chỉ cần nhìn vào gương chiếu hậu khi đồng ý với gợi ý chuyển làn của hệ thống hỗ trợ lái (Ảnh minh họa: BMW).
BMW mô tả đây là hệ thống đầu tiên gợi ý việc chuyển làn cho tài xế. Sau khi nhận được lời nhắc, tất cả những gì tài xế cần làm là nhìn vào gương chiếu hậu ở bên ngoài xe để kích hoạt tính năng chuyển làn tự động, không cần tài xế bật xi-nhan.
Tính năng chuyển làn chủ động mới sử dụng công nghệ kích hoạt bằng mắt sẽ được giới thiệu trên mẫu 5-Series mới và được bổ sung vào mẫu iX vào tháng 3. Sau đó, nó sẽ có trên các mẫu X5, X6 (trừ các bản M Competition) và X7 vào tháng 4.
BMW có kế hoạch cải thiện việc tích hợp trợ lý giọng nói Siri của Apple vào các xe đang dùng hệ điều hành BMW OS 9. Theo đó, tài xế có thể ra lệnh cho Siri chỉ bằng cách gọi nó, thay vì phải nhấn nút để "đánh thức" hệ thống điều khiển bằng giọng nói của bên thứ ba này nữa.
Ngoài ra, ứng dụng dẫn đường của BMW giờ đây đã được cải tiến, cung cấp nhiều thông tin cập nhật hơn về các trạm sạc. Nhà sản xuất ô tô Đức sẽ xếp hạng các trụ sạc để tài xế dễ lựa chọn.
Cuối cùng, ứng dụng My BMW cũng sẽ được nâng cấp vào đầu năm nay, bổ sung tính năng Comfort Access với chìa khóa kỹ thuật số BMW Digital Key Plus để có thể đóng/mở cửa xe mà không cần chạm cửa xe hay khóa bấm.
Công ty đã thiết kế lại chế độ xem bản đồ, cho phép tài xế lựa chọn và nhập các điểm đến thuận tiện hơn.
Ứng dụng này cũng sẽ ghi nhận thói quen lái xe của tài xế để từ đó gợi ý mẫu xe điện nào của BMW phù hợp nhất với họ, điều mà hãng cho rằng sẽ giúp gia tăng sự quan tâm tới xe điện từ những người đang sử dụng xe động cơ đốt trong.
Theo Dân trí
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đáng chú ý, trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam đón 12,7 triệu lượt khách quốc tế. Khánh Hòa chiếm hơn 28% tổng số này, trở thành “hub” du lịch quốc tế của cả nước.
Như vậy, so với giai đoạn “hoàng kim” 2019, du lịch Khánh Hòa không chỉ phục hồi mà còn liên tiếp thiết lập nên những “kỷ lục” mới, khẳng định sức hút hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Chiếm lĩnh khách quốc tế, nắm giữ về chất và lượng
Chuyên gia cho rằng, khách quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với du lịch Việt vì "đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào cho đất nước". Giá trị gia tăng GDP do du lịch mang lại phần lớn đến từ khách quốc tế.
Theo thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm chỉ bằng 1/5 lượng khách nội địa, nhưng tổng doanh thu lại cao hơn gấp 1,4 lần, do chi tiêu trung bình cao gấp 5 - 9 lần. Thống kê khác của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2022 cho thấy, trung bình một khách quốc tế chi tiêu cho chuyến du lịch ở Việt Nam là 1.038 USD, cao gần 7 lần mức chi tiêu của khách Việt là 160 USD.
Trong “bức tranh” chung của ngành du lịch, có thể thấy Khánh Hòa đang nắm giữ cả chất và lượng. Việc thu hút mạnh khách quốc tế mang lại doanh thu cao vượt trội so với mặt bằng chung. Đây là cơ sở vững chắc cho nền kinh doanh không khói phát triển rực rỡ tại địa phương này. Chưa kể, nơi đây cũng giữ top đầu về thời gian lưu trú của khách quốc tế (trung bình 3,95 ngày).
Khánh Hòa cũng đang triển khai nhiều giải pháp thu hút khách quốc tế, trong đó xem du lịch golf là điểm nhấn. Việt Nam được coi là “thiên đường” golf mới của châu Á với 30-40% khách quốc tế đến chơi golf. Tỉnh kỳ vọng, du lịch golf sẽ giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng tỷ lệ khách quay lại.
“Đòn bẩy” phát triển thị trường nghỉ dưỡng cao cấp
Theo thống kê của batdongsan.com.vn vào giữa tháng 10, lượng quan tâm toàn thị trường nghỉ dưỡng đã gia tăng trở lại và Khánh Hòa đang dẫn đầu. Đáng chú ý, Cam Ranh nổi lên là trọng điểm thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản (BĐS) tại Hà Nội phân tích: “Không ngẫu nhiên Cam Ranh lại là thị trường phục hồi sớm và thành tâm điểm. Trở lại thời kỳ mới, khách hàng đặc biệt quan tâm đến giá trị khai thác lưu trú thực tế và khả năng bền sóng. Hai yếu tố này Cam Ranh đang đột phá hơn mặt bằng chung”.
Với các dải resort cao cấp trải dài hội tụ nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới, Cam Ranh được khách quốc tế và khách cao cấp ưu tiên chọn khi tới Khánh Hòa. Chi tiêu và lưu trú của nhóm khách này cao vượt trội tạo ra cơ sở để kinh doanh lưu trú hiệu quả, giữ được mức giá thuê tốt, đặc biệt là phân khúc cao cấp. Song, nền du lịch Cam Ranh vẫn còn nắm giữ nhiều “át chủ bài” đột phá trong thời gian tới, đặc biệt ở mảng quốc tế.
Trong ngắn hạn, sân bay quốc tế Long Thành dự kiến vận hành vào năm 2026 sẽ tạo làn sóng đón khách quốc tế. Về dài hạn, sân bay quốc tế Cam Ranh dự kiến được nâng cấp lên 4E với công suất 25 triệu lượt vào năm 2030, mở rộng đường bay từ nhiều quốc gia trên thế giới. Những lực đẩy này sẽ tạo nên thị trường BĐS và du lịch bền vững từ 2026 - 2030.
Sự phát triển mạnh của khách quốc tế cùng tiềm năng bùng bổ trong giai đoạn 2026 - 2030 đã tạo niềm tin để một số dự án BĐS khởi động đón “điểm rơi” thị trường, trọng điểm phải kể tới CaraWorld Cam Ranh. Quy mô gần 800ha, gần sân bay quốc tế, sở hữu KN Golf Links, bãi biển dài... dự án siêu đô thị biển này hứa hẹn là “điểm sáng” đón khách tới Cam Ranh trong tương lai, góp phần giúp Khánh Hòa giữ vị thế đầu bảng trên bản đồ du lịch Việt, vươn ra thế giới.
Tú Uyên
" alt=""/>Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục đón hàng triệu khách quốc tế